Ý NGHĨA VÀ NGHI THỨC CỦA LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ
Cúng động thổ xây nhà là một nghi thức quan trọng và không thể bỏ qua trước khi tiến hành xây dựng công trình nhà ở. Theo quan niệm, việc cúng động thổ cần được thực hiện bài bản và đúng nguyên tắc để tránh vận xui, giúp công việc được hanh thông và thuận lợi.
Dẫu biết rằng việc thờ cúng là hành động từ tâm song nếu các thủ tục cúng lễ được thực hiện tươm tất và trơn tru thì từ sự khởi đầu đến mọi chuyện về sau cũng trở nên may mắn và thuận lợi hơn. Dưới đây là những điều cần biết về lễ cúng động thổ làm nhà được Đồ Cúng Việt tổng hợp từ nền tảng, mời bạn đọc cùng tham khảo!
Cúng động thổ là gì?
Người Việt ta từng có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, ý chỉ dưới đất là phạm vi cai quản của Thổ Công. Mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây nhà, mở vườn, đào giếng, đào ao, mở ruộng, đào huyệt tất cả mọi người cần xin phép Thổ Công qua lễ động thổ.
Tại lễ động thổ gia chủ cần chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ các lễ vật với mục đích dâng lên cho thần linh và những người bề trên. Mục đích của lễ cúng động thổ là mong muốn tỏ lòng thành kính cũng như xin phép thần linh cho phép xây dựng. Sau khi khởi sự hoàn công, nhà cửa nói riêng và công trình xây dựng nói chung sẽ được các vị thần phù hộ, có được nhiều may mắn và tài lộc.
Cúng động thổ có thể được thực hiện bởi gia chủ hoặc người quản lý dự án, tùy vào quy mô của công trình mà làm lễ lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên, một điều không thể thay đổi được là gia chủ hoặc người quản lý dự án cần phải nắm rõ bản chất và quy trình của lễ cúng động thổ đúng nhất.
Ý nghĩa của lễ cúng động thổ theo quan niệm người Việt
Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, ngày nay khi xây dựng công trình người Việt thường làm lễ xin phép cúng động thổ. Cúng động thổ theo nhiều người quan niệm là xin phép Thổ Địa – vị thần cai quản đất đai. Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng trên mảnh đất sắp khởi công xây dựng có thể là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất, hay là nơi thờ cúng đền chùa linh thiêng…
Do đó, bản chất của hành động cúng khởi công xây nhà cuối cùng vẫn là trình báo về việc gia chủ muốn xây cất, động chạm tới phạm vi mảnh đất. Thông qua lễ cúng động thổ, gia chủ xin phép thần Thổ Địa cũng như các vong linh đang trú ngụ nơi này cho phép, hoan hỷ chuyển sang một nơi mới để cho việc thi công xây dựng tiến hành được thuận lợi.
Theo Đồ Cúng Việt tìm hiểu, hầu như mọi người dân Việt Nam từ người giàu hay kẻ nghèo, khi đã bắt tay vào khởi công một công trình xây dựng dù to hay nhỏ cũng đều làm lễ động thổ chu toàn theo truyền thống. Đặc biệt, với một số chủ đầu tư dự án bất động sản, việc thực hiện lễ cúng động thổ xây nhà càng trở nên quan trọng.
Tùy theo điều kiện khả năng kinh tế và phong tục tín ngưỡng ở mỗi vùng miền, đôi khi lễ vật cúng động thổ xây nhà đơn giản chỉ là một mâm cơm, đĩa trái cây. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chủ nhà hay chủ thầu xây dựng sắm lễ động thổ lớn hơn bằng các vật phẩm như như heo quay, trâu, bò, gà,.
Mâm lễ vật cúng động thổ xây nhà gồm những gì?
Mâm lễ cúng động thổ xây nhà là điều không thể thiếu. Theo đó, gia chủ cần chuẩn bị những món vật phẩm như sau:
-Trái cây, Hoa
-Nhang, đèn cầy
-Gạo muối
-Rượu, trà, nước
-Tiền vàng vàng thuyền, sớ cúng
-Ngựa quan thần linh
-Bánh kẹo, trầu cau
-Xôi, chè, cháo
-Gà luộc, tam sên, heo quay,…
Cúng động thổ xây nhà là một nét văn hóa thể hiện truyền thống nhân văn của con dân người Việt Nam, minh chứng cho tấm lòng tôn kính của bậc con cháu đối với thần linh và các bề trên. Đồ Cúng Việt hy vọng rằng những thông tin về ý nghĩa, nghi thức và bài cúng động thổ xây nhà chuẩn nhất ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình cúng động thổ.