LỄ CÚNG TẤT NIÊN CÓ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
Cứ vào những ngày giáp Tết là trên mọi miền đất nước đi đâu người ta cũng thấy những mâm cỗ cúng cuối năm với khói hương quyện tỏa, đèn nến linh thiêng, lễ vật ấm cúng gợi nhắc cho mọi người thấy nôn nao trong lòng về một cái Tết sắp đến.
Tất niên tức là kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới. Lễ cúng Tất niên ban đầu được hiểu như buổi lễ báo hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà, mọi nhà đều cúng.
Lễ cúng thường vào các ngày từ 23 đến 29 hoặc 30 Tết. Phong tục cúng tất niên, đây là phong tục tập quán lâu đời của người Việt mang nét đẹp văn hóa. Vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng nhau đón giao thừa và gửi những lời chúc tốt đẹp cho nhau nhân dịp năm mới.
Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống. Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực và là phong tục lâu đời của người Việt ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc Tất niên vào những buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời chào đón năm mới đang đến gần với lễ tất niên cuối năm ý nghĩa.
Tiếp theo chúng tôi giới thiệu thành phần không thể thiếu đầu tiên trong lễ cúng tất niên là mâm cơm cúng tất niên và các thứ lễ vật liên quan khác
MÂM CÚNG TẤT NIÊN CUỐI NĂM GỒM NHỮNG LỄ VẬT GÌ ?
Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống nhưng lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua.
Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ cũng tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình gọi là “tùy tiền mãi lễ” đừng quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ cảm cách, chứng giám. Tùy theo truyền thống tín ngưỡng từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Nhiều người thắc mắc mâm cúng tất niên đặt ở đâu thì bây giờ đã rõ rồi đấy.
Nhưng phải luôn hiểu và tôn kính bàn thờ là nơi tưởng nhớ là thế giới tâm linh do vậy mà phải thật trang nghiêm, ấm cúng.
Lễ vật cúng hết năm trước hết là hương và đèn, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự kết nối giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ) rồi thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, trong từng vùng miền văn hóa khác nhau mà có thêm những vật cụ khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc hay cầu bình an trong gia đạo, sau đó là làm mâm cỗ.
Mâm lễ cũng có thể thịnh soạn hoặc thanh đạm nhưng không thể thiếu một số thành phần bắt buộc theo phong tục của người Việt Nam ngoài hương hoa, vàng mã, đèn nến thì có thêm trầu cau, rượu, trà, bánh chưng… được bầy biện trang nghiêm.
Thức ăn trong lễ cúng hết năm thì nói lên sở thích của từng vùng miền. Hầu như tiệc Tất niên nào của người Bắc đều có gà luộc lá chanh và giò thủ. Người miền Nam thường có tôm khô, củ kiệu, thịt kho nước dừa ăn chung với dưa giá.
Cỗ mặn hoặc cỗ chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết và cách xếp đồ cúng tất niên trang nghiêm. Do đó Đồ Cúng Việt đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết đơn giản và chuẩn cho mọi gia đình Việt chuẩn với lễ nghi của người Việt mình, mâm cỗ cúng cuối năm gồm các món tươm tất như sau.
- Trái cây
- Hoa cúc kim cương
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo
- Muối
- Rượu
- Trà
- Giấy cúng tất niên ( tiền vàng, vàng thuyền sớ cúng…)
- Bánh hộp+ kẹo
- Trầu cau
- Cháo trắng
- Chè ( chè đậu/chè trôi)
- Xôi gấc
- Tam sên
- Gà luộc
- Heo sữa quay
- Bánh hỏi/oản
- Bánh chưng
- Chả lụa
Trên đây là danh sách lễ cúng tất niên cuối năm với lễ vật cần thiết cho mâm cỗ cúng tất niên với các thành phần đầy đủ với các món ăn cúng tất niên cho mâm cỗ tất niên đầy đủ và chuẩn
BÀI CÚNG LỄ TẤT NIÊN CUỐI NĂM CHIỀU 30 TẾT
Sau khi đã chuẩn bị các lễ vật thì việc quan trọng nữa là phải chuẩn bị nội dung bài cúng tất niên cuối năm trong đó bài cúng tất niên ngoài trời và trong nhà được kết hợp với nhau.
Cùng với bài văn khấn lễ gia tiên và chuẩn bị lời chúc tết, thì việc quan trọng cũng không kém đó là chọn tuổi xông nhà. Theo tín ngưỡng của người Việt, người “hợp tuổi” với gia chủ xông vào nhà mang lại sự bình an, may mắn cho cả gia đình trong năm đó. Cho nên cùng với đó Đồ Cúng Việt giới thiệu cho bạn bài khấn cúng tất niên cuối năm (văn khấn chiều 30 tết) chuẩn theo tín ngưỡng tâm linh
Nội dung bài khấn văn cúng tất niên ngoài trời cuối năm gồm có:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy các ngài Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Kính lạy các ngài Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Kính lạy các ngài Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Kính lạy các ngài Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Chúng con xin kính lạy các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ………… là ngày lành tháng tốt
Tín chủ chúng con là: ……………
Ngụ tại: ……….
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám cho chúng con, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc được thuận lợi hạnh thông. Người người chúng con được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Chúng con cầu mong Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm.Chúng con cầu mong bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Chúng con xin dãi tấm lòng thành, thành tâm cúi xin chứng giám …
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Reviews
There are no reviews yet.