CHO BÉ ĂN DẶM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý MỘT SỐ ĐIỀU

bé ăn dặm

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau khoảng thời gian này, trẻ cần được cho ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng, đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết khi nào nên ăn dặm, hay khi bắt đầu ăn dặm thì nên cho trẻ ăn những thực phẩm nào?

1. Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, rau, thịt, cá, trứng, sữa, trái cây,… Đây là những thực phẩm nhằm bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy trong quá trình ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, giảm dần lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.

cho bé ăn dặm
Tập cho bé ăn dặm

2. Cho trẻ ăn dặm lúc nào là phù hợp?

Sai lầm mà các bà mẹ mắc phải khi cho trẻ ăn dặm là chọn sai thời điểm. Nhiều mẹ vì thấy bé nhẹ cân, còi cọc mà nôn nóng cho bé ăn quá sớm dù chưa đủ 6 tháng. Lúc này hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng hấp thụ còn kém, hệ tiêu hóa chưa có đủ men amylase để xử lý và dung nạp những nguồn thức ăn mới như tinh bột, nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Việc ép trẻ ăn sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé sau này.

Ngược lại nếu đã bước sang tháng thứ bảy mà mẹ vẫn chưa cho bé ăn dặm phù hợp để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thì cơ thể trẻ sẽ không thể bắt được nhịp phát triển rất nhanh trong thời gian này. Do đó, thời điểm tốt để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi.

3. Ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc giá, khi bắt đầu ăn dặm, cần phải tuân theo nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại. Chủng loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé bình thường. Khi mới tập ăn cần nấu bột lỏng, từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.

Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Ban đầu cho ăn bổ sung có thể cho trẻ ăn nhiều bữa: 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú, 3 bữa bột sền sệt, tiến tới chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày. Ăn bột xong có thể cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn thèm bú.

Nên cho trẻ được ngồi ăn cùng với gia đình để trẻ có hứng thú hơn khi ăn, đồng thời tập dần tính tự phục vụ.

Từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: tinh bột; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo sạch sẽ và an toàn, không cho trẻ ăn các loại thức ăn gia vị nóng, cay, mặn.

Ngoài ra, nếu bé mới tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn ban ngày để có thể theo dõi phân cho bé.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *