Khi chuyển đến nhà mới, nhiều gia chủ tin rằng cần phải xin phép Thổ Địa và các vị thần linh cai quản khu vực, nhằm cầu mong sự phù hộ trì và đem lại bình an, hạnh phúc cho gia đình. Nghi lễ này cần được thực hiện đúng trình tự và hạn chế sai sót nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến phong thủy.
Nhập trạch trước hay bốc bát hương trước là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng quan tâm khi chuyển nhà. Trong bài viết này, Đồ Cúng Việt Hà Nội sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này và chia sẻ thêm những điều cần lưu ý để nghi lễ được diễn ra trọn vẹn.
Nội Dung
Ý nghĩa của lễ nhập trạch và bốc bát hương khi vào nhà mới
Vì sao nên làm lễ nhập trạch?
Lễ cúng nhập trạch là nghi thức quan trọng khi chuyển đến nhà mới, được xem là giúp gia chủ giao tiếp với các vị thần linh cai quản khu vực để nhận sự che chở, bảo vệ.
Có thể coi lễ nhập trạch như một thủ tục đăng ký hộ khẩu với các đấng thần linh tại địa phương, xin phép để gia đình an tâm sinh sống, với niềm tin rằng các vị thần linh sẽ trông coi nhà cửa, bếp núc và phù hộ gia đình tiêu tai, giải nạn.
Bốc bát hương là gì?
Theo quan niệm truyền thống, bát hương được xem là cầu nối giữa gia đình tại trần gian và linh hồn tổ tiên. Việc bốc bát hương là một phần không thể thiếu trong lễ nhập trạch. Khi bốc bát hương, gia chủ sẽ gửi gắm những ước nguyện của mình đến tổ tiên và các vị thần linh, xin được sự bảo vệ, phù hộ cho gia đình bình an, khỏe mạnh và có nhiều phước lành.
Bốc bát hương trước hay nhập trạch trước
Việc bốc bát hương thường được tiến hành trước khi nhập trạch. Nếu không tính đến khâu chuẩn bị lễ vật, nghi thức này là bước đầu tiên, sau đó mới đến các nghi lễ tiếp theo trong quá trình nhập trạch. Theo quan niệm phong thủy, nhập trạch chưa có bát hương được coi là không tốt cho gia chủ.
Nghi thức bốc bát hương cần được thực hiện một cách cẩn thận và trang trọng, thể hiện sự tôn kính của gia đình đối với thần linh và tổ tiên. Nghi thức này diễn ra suôn sẻ thì việc nhập trạch sau đó sẽ thuận lợi hơn.
Sau khi đã bốc bát hương, gia chủ sẽ thực hiện những nghi thức còn lại trong lễ cúng nhập trạch như bước qua lò than, bày biện mâm lễ, khai thông khí, thắp hương, đọc văn khấn vái thần linh, đốt vàng mã, hạ lễ và thụ lộc.
Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng
Lưu ý khi bốc bát hương về nhà mới để tránh phạm phong thủy
- Nếu chưa có kinh nghiệm bốc bát hương thì nên nhờ thầy cúng hỗ trợ để quá trình được diễn ra trơn tru, tốt đẹp.
- Trước khi tiến hành bốc bát hương, bàn thờ gia tiên và các vật phẩm thờ cúng khác phải được sắp xếp và an vị trước.
- Bát hương cần được làm sạch cẩn thận và đặt ở vị trí trang trọng, cao ráo.
- Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ cũng cần tuân theo trật tự đúng. Bát hương thờ thần linh phải luôn đặt vị trí cao hơn bát hương thờ tổ tiên và ông mãnh, bà cô.
5 điều quan trọng khi làm lễ nhập trạch
- Cần chọn ngày giờ đẹp, hợp với bản mệnh của gia chủ hoặc hợp hướng nhà để làm lễ nhập trạch.
- Nên cúng nhập trạch vào buổi sáng hoặc chiều, tránh làm lễ vào ban đêm.
- Khi cúng nhập trạch, gia đình nên mở vòi nước và đun một ấm nước sôi, mang ý nghĩa khơi thông dòng sinh khí và khai bếp để mang lại hơi ấm cho ngôi nhà.
- Phụ nữ mang thai không nên tham gia chuyển nhà hay thực hiện nghi lễ nhập trạch để tránh phạm những điều kiêng kỵ trong phong thủy.
- Khi vào nhà mới, mỗi người nên mang theo chiếu, bếp nấu hoặc một số đồ gia dụng khác, không nên đi tay không để giữ tài lộc cho gia đình.
- Tránh tranh cãi, xung đột cũng như không được làm đổ vỡ đồ đạc nhằm đảm bảo một khởi đầu suôn sẻ và may mắn.
Lời kết
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi bốc nên bốc bát hương trước hay nhập trạch trước. Thực hiện đúng trình tự phong thủy sẽ mang lại bình an và phước lành cho gia đình khi chuyển đến nơi ở mới. Đồ Cúng Việt Hà Nội hy vọng quý khách có thêm thông tin hữu ích về nghi lễ cúng nhập trạch để quá trình về nhà mới được thuận lợi và tốt đẹp.